Nên hay không nên dùng nước rau luộc để pha sữa?

Một số bà mẹ hay có thói quen dùng nước rau luộc để pha sữa cho bé với mong muốn con mình nhận được thêm một số dưỡng chất. Điều này có đúng hay không.

15.5309

Ảnh minh họa.

Để giải đáp câu hỏi trên, chúng ta cần biết thành phần cơ bản của nước luộc rau. Ths.BS Mai Quang Huỳnh Mai - Khoa Dinh dưỡng BV Nhi đồng 2 cho biết thành phần chủ yếu của nhóm rau lá bao gồm:

Nước: Chiếm tỷ lệ cao (80-90% ). Là dung môi hòa tan các loại đường, muối khoáng, acid hữu cơ, vitamine tan trong nước.

Nhóm chất giúp cung cấp năng lượng và cấu trúc cơ thể :

Nhóm bột đường: Hàm lượng thấp (đa số chiếm <4%) bao="">

- Đường đơn và đường đôi:

+ Tinh bột

+ Chất xơ (chiếm tỷ lệ cao, thay đổi tùy rau)

+ Pectin .

- Chất xơ của rau có thể được chuyển thành dạng có thể hòa tan ở ruột .

- Chất xơ kết hợp với pectin tạo thành một phức hợp có chức năng kích thích nhu động ruột và gia tăng bài tiết dịch vào lòng ruột, giúp tăng bài xuất cholesterol ra khỏi cơ thể và giúp nhuận trường rất tốt

Nhóm chất đạm: Hàm lượng dao động, thường <>

- Thành phần acid amin thiết yếu không cân đối như đạm nguồn gốc động vật

- Nhóm chất béo: hầu như không có

Nhóm vitamine - muối khoáng và các chất khác:

- Vitamine: bao gồm cả nhóm vit tan trong nước và tan trong dầu: Vit nhóm B (hàm lượng thường thấp), acid folic, Vitamin C, vitamin K (giúp sản xuất osteocalcin, một loại protein cần cho xương …) một số carotenoids: ßcarotene (có thể chuyển thành Vit A giúp tăng cường hệ miễn dịch )

Lutein and zeaxanthin: tập trung nồng độ cao ở thủy tinh thể và mống mắt mắt giúp bảo vệ mắt chống lại bệnh lý đục thủy tinh thể và bệnh lý thoai hóa mắt do tuổi già.

Một số flavonoids và chất chống oxy hóa khác: giúp ngăn ngừa ung thư.

Yếu tố vi lượng: thay đổi tùy điều kiện nuôi trồng có thể chứa kali (nên rau có tác dụng lợi tiểu), natri, calci, magne, sắt ( thường ở dưới dạng khó hấp thu ), iod ( tùy thuộc hàm lượng iod trong đất trồng ).

Theo Ths.BS Mai Quang Hùynh Mai, khi luộc rau phần nước chủ yếu chỉ chứa các yếu tố vi lượng, các vitamine tan trong nước (rất dễ mất nếu không chế biến rau đúng cách) còn nhóm chất bột đường và đạm thì hàm lượng rất thấp không đáng kể. Do đó không nên sử dụng nước luộc rau để pha sữa cho bé vì vừa không đủ dinh dưỡng cho bé và vừa làm cho thận của bé vốn đã yếu ớt phải hoạt động nhiều hơn để có thể điều hòa lượng khoáng chất có nồng độ khá cao trong nước rau. Một số loại rau có nhiều oxalate có thể ngăn cản cơ thể hấp thu calci từ sữa.

Để tránh táo bón cho trẻ trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ cần tăng cường thêm chất xơ. Mỗi ngày bé cần ít nhất 90-100g rau xanh, củ. Nên chọn những loại rau, củ có tính nhuận tràng tốt: rau mùng tơi, rau dền, khoai lang, bí đỏ. Ngoài ra nên cho bé ăn thêm các loại trái cây mềm: đu đủ, chuối, bơ… (50-100g/ngày). Cho bé uống nhiều nước, không kể sữa. Có thể xoa bụng cho bé theo chiều từ trái qua phải 3-4 lần giữa 2 bữa ăn giúp tăng nhu động ruột…tránh táo bón.

Lưu ý khi chế biến rau :

Rau lá có tính chất dễ dập nát do chứa nhiều nước, do đó dễ bị nhiễm khuẩn E.Coli và Salmonella từ việc tưới phân tươi trực tiếp lên lá và nhiễm độc từ hóa chất bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất hoặc từ các hóa chất bảo quản nếu quy trình sử dụng không đúng cách

Khi chế biến cũng cần lưu ý nhặt sạch rau, loại bỏ những lá dập nát nhiều , rửa từng lá, cọng dưới vòi nước . Các loại rau có cành nhỏ như rau muống... phải rửa làm nhiều lần, mỗi lần rửa từng vốc nhỏ bằng nắm tay dưới vòi nước chảy.

AloBacsi.vn
Theo  Minh Hải - VnMedia

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]