Những điều cần biết về hiện tượng mất ngủ

Mất ngủ là những thay đổi trong biểu hiện giấc ngủ như khó đi vào giấc ngủ, không duy trì được giấc ngủ, ngủ không yên giấc, tỉnh giấc giữa khuya.

15.6083

Theo VnExpress, mất ngủ hiện nay trong y khoa không đơn thuần một loại bệnh mà còn là trạng thái do stress, áp lực công việc gây ra. Trong cuộc sống hiện đại, đặc biệt ở đô thị, không chỉ người già, trung niên, phụ nữ mãn kinh mà ngay cả đối tượng rất trẻ (23 - 30 tuổi) cũng thường xuyên phải đối mặt với chứng mất ngủ.

Mất ngủ là biểu hiện thường gặp nhất của trạng thái stress, những lo âu căng thẳng bức xúc trong cuộc sống, công việc, học hành không giải quyết được ngay mà để tích tụ trong tâm trí và đem vào giấc ngủ.

Mất ngủ là những thay đổi trong biểu hiện giấc ngủ như khó đi vào giấc ngủ, không duy trì được giấc ngủ, ngủ không yên giấc, tỉnh giấc giữa khuya. Ngoài ra còn có các biểu hiện khác như ngưng thở khi ngủ, thở ngáy, cử động bất thường trong giấc ngủ, ác mộng, hành vi bất thường như mộng du và chứng ngủ ngày quá độ.

Mất ngủ có thể do hay là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau. Các bệnh thực thể như đau nhức mãn tính, tiểu đêm, cường giáp, bệnh tim phổi, chứng trào ngược thực quản dạ dày… Mất ngủ do thuốc như thuốc trị cao huyết áp, thuốc giảm đau có chứa caffeine… cho đến các bệnh tâm trí đặc biệt là trầm cảm.

Nên và không nên làm gì khi bị mất ngủ?

Khi mất ngủ không nên lạm dụng thuốc ngủ. Thuốc ngủ chỉ giải quyết 30-50% vấn đề và chỉ giải quyết được bề nổi của bệnh. Thuốc chỉ trợ giúp nhanh chóng vấn đề mất ngủ trước mắt còn tác hại lâu dài có thể sẽ bị lệ thuộc thuốc. Không nên tự ý sử dụng mà phải có chỉ định rõ ràng của bác sĩ chuyên khoa về cách dùng, liều lượng cũng như thời hạn dùng thuốc.

Nếu dùng thuốc trợ giúp giấc ngủ phải kết hợp song song với những biện pháp thư giãn, vệ sinh giấc ngủ như tập đi ngủ đúng giờ, tạo môi trường xung quanh thoải mái cho giấc ngủ. Tránh các hoạt động có tính kích thích trước khi ngủ như xem phim kinh dị…

Sau khi áp dụng những biện pháp không dùng thuốc mà không thành công hay không được như ý thì bác sĩ sẽ dùng thuốc trợ giúp ngủ. Tùy trường hợp cá nhân cụ thể mà chọn loại nào thích hợp. Thường dùng với liều thấp nhất có thể được mà đạt hiệu quả, tăng dần nếu chưa đạt yêu cầu. Sau đó khi ngủ tốt rồi thì sẽ gỉảm dần cả về liệu lượng lẫn thời gian dùng.

Tùy trường hợp cụ thể mà chọn loại thuốc thích hợp. Ví dụ nếu khó đi vào giấc ngủ thì sẽ dùng loại thuốc có tác dụng nhanh và ngắn hạn để giúp bệnh nhân rơi vào giấc ngủ nhanh. Nếu khó duy trì giấc ngủ như tỉnh giấc giữa khuya thì dùng loại tác dụng chậm và kéo dài. Hoặc nếu cần có thể dùng loại tác dụng kép gồm 2 thành phần, phần phóng thích tác dụng nhanh kết hợp phần còn lại phóng thích từ từ.

Trong mọi trường hợp mất ngủ, không nên dùng rượu bia như một biện pháp chữa cháy mặc dù trạng thái xay xỉn do bia rượu làm người ta buồn ngủ nhưng sẽ ngủ không sâu.

Có thể cải thiện tình hình bằng cách vận động thư giãn, tạo thói quen đi ngủ đúng giờ ngay cả cuối tuần. Không ăn quá no vào buổi tối, tránh dùng các chất kích thích vào buổi chiều tối và không sa đà vào bia rượu như cách để giải quyết stress.

Những bài thuốc hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ

Tin tổng hợp Báo điện tử Giáo dục Việt Nam cho hay, dưới đây là một số bài thuốc dân gian điều trị bệnh mất ngủ:

- Mắc cỡ (trinh nữ): Theo tài liệu cổ, mắc cỡ có vị ngọt, se, tính hơi hàn, ít độc, tác dụng an thần, làm dịu thần kinh, giảm đau, long đàm, chống ho, hạ nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu. Dân gian thường dùng nước sắc của mắc cỡ hoặc phối hợp với một số vị khác chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ. Mỗi ngày dùng 20 gam sắc lấy khoảng 100ml uống mỗi tối trước khi đi ngủ.

- Lạc tiên, còn được gọi là dây nhãn lồng, chùm bao. Dân gian tin rằng dùng đọt lá luộc chín làm rau trị mất ngủ rất hiệu quả. Nhiều nước châu Âu đã ly trích chất passiflorin từ lạc tiên để bào chế thành một loại thuốc an thần nhẹ, giúp những người lớn tuổi dễ ngủ.

- Hoa nhài: Nếu bạn bị mất ngủ kéo dài, hãy lấy rễ hoa nhài 100-200 g, ngâm trong 1 lít rượu trắng 35-40 độ. Mỗi ngày uống 10-20 ml trước khi đi ngủ. Nếu không uống được rượu, có thể dùng rễ nhài hãm uống thay trà.

Hoặc, hoa nhài 10 g, tâm sen 10 g, hạt muồng (quyết minh tử) 12 g (sao đen). Sắc uống ngày một thang chia 3 lần, uống 3-5 ngày liên tục.

- Mất ngủ do làm việc quá sức hoặc suy nghĩ lo âu căng thẳng, kèm theo là biểu hiện hay hốt hoảng, thấp thỏm lo âu, tim hồi hộp, hay quên, chân tay mỏi rũ, ăn uống kém, sắc da không tươi nhuận, cả đêm không ngủ được, hoặc lúc ngủ lúc thức, hay nằm mơ, dễ tỉnh giấc.

Lấy củ mài sao vàng, hạt sen để cả tim (sao) mỗi thứ 20 g; lá dâu, long nhãn, áo nhân (sao), lá vông, bá tử nhân mỗi thứ 10 g; sắc uống mỗi ngày.

- Mất ngủ kèm theo triệu chứng buồn bực, ù tai, đau lưng, uể oải không muốn làm việc, nóng nảy bứt rứt, có cảm giác bốc hỏa lên đầu mặt, đau đầu choáng váng, tâm phiền miệng khát, đêm ra mồ hôi trộm...

Dùng bài thuốc: Đậu đen, hạt sen để cả tim (sao), lá vông, lá dâu tằm mỗi thứ 20 g; lạc tiên, thảo quyết minh, mè đen mỗi thứ 10 g; vỏ núc nác 6 g; sắc uống.

- Ngủ không yên, người nhút nhát, hay cáu gắt, hư phiền, ngủ không yên, hay chiêm bao vớ vẩn: Hạt sen, táo nhân sao đen mỗi thứ 40 g, sắc uống.

- Mất ngủ kèm theo đầy tức vị quản, ợ hơi, khó chịu hoặc ăn ít, đại tiện không thông hoạt, bụng đau, chân tay bủn rủn: Trần bì, la bạc tử, chỉ thực mỗi thứ 10 g; hương phụ 12 g, mộc hương 15 g, sắc uống.

Ngoài ra, dân gian cũng có nhiều vị thuốc chữa mất ngủ từ cây cỏ, chẳng hạn như lạc tiên (chùm bao, nhãn lồng). Có thể dùng riêng, luộc hoặc hấp và ăn như rau; hoặc phối hợp với lá dâu tằm, lá vông, tim sen nấu nước uống.

Thuốc tham khảo: Trasleepy

-  Trasleepy giúp đem lại giấc ngủ tự nhiên và cải thiện chất lượng giấc ngủ trong các trường hợp mất ngủ do các nguyên nhân khác nhau, khó ngủ, ngủ không ngon, giấc ngủ không sâu, ngủ không đủ giấc…
-  Giúp an thần, giảm stress trong các trường hợp lo âu, căng thẳng, suy nhược thần kinh, stress.

Thùy Linh

Nên đọc


0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]