Phì đại tuyến tiền liệt có thể điều trị bằng chế độ sinh hoạt?

Chồng tôi năm nay 41 tuổi, bị phì đại lành tính tuyến tiền liệt (TTL), được chỉ định điều trị bằng thuốc. Tôi muốn hỏi quý báo,

15.6019

Chồng tôi năm nay 41 tuổi, bị phì đại lành tính tuyến tiền liệt (TTL), được chỉ định điều trị bằng thuốc. Tôi muốn hỏi quý báo, bệnh tình của chồng tôi còn có thể được điều trị bằng những biện pháp nào? Nên ăn uống kiêng kỵ những gì?

Nguyễn Thị Sáu(Quảng Bình)

Phì đại TTL là tình trạng TTL phát triển to lên và có thể gây ra các rối loạn tiểu tiện như hay đi tiểu, nước tiểu yếu, đôi khi từng giọt và nhỏ giọt. Việc điều trị phì đại TTL được chính bác sĩ khám và chỉ định căn cứ vào tuổi, tiền sử, sức khỏe chung của người bệnh, tiến triển của bệnh, sự dung nạp thuốc hay các thủ thuật, liệu pháp điều trị... Điều trị phì đại TTL có thể bằng phẫu thuật hoặc không phẫu thuật. Chồng chị đã được điều trị bằng thuốc là một phương pháp làm giảm thể tích TTL hoặc làm giảm phát triển TTL mà không dùng phẫu thuật. Nằm trong nhóm phương pháp không dùng phẫu thuật còn có nong niệu đạo bằng bóng, điều trị nhiệt bằng vi sóng qua niệu đạo, điều trị bằng phương pháp laser nội tuyến, đặt nòng niệu đạo. Khi TTL quá to, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân phẫu thuật mở hay nội soi để lấy tổ chức phì đại. Ngoài ra, phì đại TTL cũng có thể được điều trị bằng chế độ sinh hoạt, ăn uống. Cụ thể, trong ăn uống, người bệnh nên tăng cường sử dụng đậu nành hoặc uống chè xanh cũng có thể có lợi, không nên ăn thực phẩm có nhiều kẽm, bơ vì có thể làm tăng nguy cơ phì đại TTL, tránh uống rượu, bia, cà phê hay một số nước uống khác (nhất là vào tuổi tối) có thể hạn chế được triệu chứng, biến chứng của bệnh. Thường xuyên luyện tập bài tập Kegel sẽ có lợi trong phòng chống rò rỉ nước tiểu. Bài tập này được thực hiện khi đi tiểu: người bệnh co thắt cơ sao cho dòng tiểu giảm hoặc ngừng hẳn lại, sau đó lại giãn cơ ra, giữ tình trạng co thắt trong vòng 10 giây, thực hiện 5-15 lần, mỗi ngày làm 3-5 lần. Một vấn đề nữa mà người bệnh phì đại TTL cần chú ý là một số các thuốc chống suy nhược hay lợi tiểu có thể làm nặng thêm triệu chứng của bệnh, các thuốc chống ngạt mũi, kháng histamin lại có thể làm giảm lưu lượng dòng tiểu. Chồng bạn đã được bác sĩ thăm khám và có biện pháp điều trị, bạn nên cùng chồng nghiêm túc thực hiện và tái khám đúng hẹn để đánh giá tiến triển của bệnh, nếu có gì bất thường bác sĩ sẽ có phương pháp can thiệp kịp thời.

BS. Dương Cường

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]