Trẻ nhỏ thiếu vitamin D khi lớn dễ có nguy cơ đột quỵ

Tình trạng thiếu hụt vitamin D lúc bé có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch ở một người khi trưởng thành.

15.607

Biểu hiện của trẻ thiếu vitamin D

Theo VnMedia, trẻ quấy khóc, giật mình, hay đổ mồ hôi trộm, chậm lẫy bò, chậm mọc răng, nặng hơn trẻ có thể bị còi xương làm cho xương mềm và biến dạng, co giật do hạ canxi máu…đó là những biểu hiện ở trẻ thiếu vitamin D.

Vitamin D rất cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ, đặc biệt giúp hệ thống xương, răng được chắc khoẻ, vững vàng. Sự thiếu hụt vitamin D dẫn đến việc phá huỷ sự trao đổi canxi và phốt pho, dẫn tới bệnh còi xương – biến dạng xương do sự rối loạn các quá trình khoáng hoá các chất của chúng.Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy tác dụng tuyệt vời của vitamin D.

Ngoài việc làm chắc xương do làm tăng hấp thu canxi, phospho từ thức ăn vào cơ thể, nhiều nhà khoa học tin rằng vitamin D còn giảm nguy cơ ung thư, tiểu đường, tim, lao và một số bệnh khác.

Nguyên nhân thiếu vitamin ở trẻ

Tắm nắng: Do trẻ không không được phơi nắng sáng, trẻ chỉ cần 5 -30 phút phơi nắng vào buổi sáng từ 7 – 8 h sẽ giúp trẻ có được 90% nhu cầu vitamin D.

Dinh dưỡng: trẻ sinh non, trẻ bú mẹ nhưng mẹ bị thiếu vitamin D.

Trẻ bị bệnh về gan, thận, trẻ đang sử dụng một số thuốc như thuốc động kinh (phenobarbital, phenytoin), kháng viêm corticosteroid ( prednison, prednisolon) vì chúng làm mất, cản trở tác dụng của vitamin D.

(Ảnh minh họa)

Thiếu hụt vitamin D lúc bé có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch khi lớn

Phụ nữ Online cho biết, đó là kết quả một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Phần Lan, được công bố trên tạp chí y học Endocrinology & Metabolism (của Hiệp hội Nội tiết Mỹ).

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học Trường Đại học Turku (Phần Lan) đã tiến hành kiểm tra và phân tích tình trạng sức khỏe của 2.148 người tham gia, có độ tuổi từ 3 - 18. Sau đó, các nhà nghiên cứu tiếp tục kiểm tra lại tình trạng sức khỏe của số người tham gia ở thời điểm họ được 30 - 45 tuổi.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, tình trạng thiếu hụt vitamin D khi còn nhỏ có nhiều khả năng gây nên các vấn đề về tim mạch ở một người vào thời điểm 25 năm sau đó. Các nhà nghiên cứu cho biết, sở dĩ xảy ra tình trạng này vì vitamin D đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe tim mạch.

Bác sĩ Mark Juonala - thành viên nhóm nghiên cứu Trường Đại học Turku - phát biểu: "Nghiên cứu của chúng tôi phát hiện có mối liên quan mật thiết giữa mức độ thấp vitamin D trong thời thơ ấu với nguy cơ tăng chứng xơ vữa động mạch và đột quỵ ở tuổi trưởng thành”.

Kết quả vẫn không thay đổi, ngay cả sau khi các nhà nghiên cứu đã xem xét đến các yếu tố gây nên các vấn đề về tim mạch khác, như chứng tăng huyết áp, chế độ ăn uống, thói quen hút thuốc lá, mức độ hoạt động thể chất, béo phì, tình trạng kinh tế xã hội…

Các nhà nghiên cứu cho biết, cần tiến hành thêm các cuộc nghiên cứu sâu hơn để xác định cụ thể mối liên quan này. Tuy nhiên, ngay từ bây giờ, các bậc phụ huynh cần quan tâm hơn đến nhu cầu vitamin D của con em mình ngay từ bé nhằm bảo vệ và duy trì sức khỏe tim mạch khi chúng trưởng thành.

Bổ sung vitamin D cho trẻ

Cần bổ sung vitamin D với hàm lượng: 10 mcg (hay 400 UI) mỗi ngày cho các bé sơ sinh bú mẹ, bổ sung cho tới khi trẻ có chế độ ăn cung cấp đủ nhu cầu vitamin D. Đối với các bé sơ sinh không thể tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời mỗi ngày (ở xứ lạnh nhiều sương mù), cần bổ sung vitamin D với lượng 800 UI/ngày.

Nếu bé bú loại sữa đã có bổ sung vitamin D thì không cần cho uống thêm vitamin D. Nếu một trẻ khỏe mạnh, có chế độ ăn uống hợp lý, được phơi nắng đầy đủ thì không cần bổ sung thêm vitamin D hằng ngày.
Học viện Nhi Khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng: đối với trẻ bú mẹ và trẻ bú sữa công thức nhưng ngày uống dưới 1lít thì cần bổ sung 400UI/ ngày, ngay từ lúc mới sinh.

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Dùng bổ sung acid folic (cùng với các vitamin nhóm B khác) có thể làm giảm nồng độ homocysteine máu – một yếu tố nguy cơ độc lập và nguy hiểm của các bệnh lý tim mạch, nhất là xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành.

Tú Liên

Nên đọc

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]