Cao to lúc mới đẻ chưa hẳn là tốt

Những bé gái to lớn và dài người lúc chào đời dễ phát triển bệnh ung thư vú về sau, các chuyên gia phỏng đoán. Cứ thêm nửa kg cân nặng hay 2 cm chiều cao, nguy cơ mắc căn bệnh chết người này sẽ tăng 6%.

0

Ảnh: Dailymail.

Một giả thuyết cho rằng các em bé to lớn có thể đã tiếp xúc nhiều hơn với hoóc môn oestrogen và các hoóc môn khác trong tử cung, làm thay đổi hoạt động của mô vú, khiến cho vùng này trở nên nhạy cảm hơn với tác nhân ung thư.

Nhóm nghiên cứu, từ Trường Y khoa nhiệt đới và vệ sinh London đã kiểm tra kết quả của 32 nghiên cứu, liên quan đến hơn 600.000 phụ nữ. Hầu hết đang sống ở các quốc gia phát triển và hơn 22.000 người đã mắc bệnh ung thư vú.

Các yếu tố khác, như cân nặng khi trưởng thành, cũng được tính đến, nhóm nghiên cứu cho biết.

Phân tích của giáo sư Isabel dos Santos Silva cho thấy cả cân nặng, chiều dài và chu vi đầu lúc mới sinh đều có liên quan đến nguy cơ ung thư vú. Cứ nặng thêm 0,5 kg, khả năng mắc bệnh tăng khoảng 7%.

Chiều dài cũng có ảnh hưởng tương tự: cứ dài thêm 2 cm thì nguy cơ mắc bệnh cộng thêm 6%. Cụ thể: cho đến tuổi 80, cứ 100 phụ nữ thì có 11,5 người mắc bệnh trong nhóm có chiều dài lúc sơ sinh hơn 51 cm. Trong khi ở nhóm có chiều dài chưa đầy 49 cm, con số mắc bệnh là 10 trên 100 người.

Nguy cơ gia tăng này, mặc dù là nhỏ, nhưng cũng lớn không kém các nguy cơ khác được biết tới nay, như việc uống rượu, nhóm tác giả cho biết.

"Cho đến nay còn rất ít thông tin về việc môi trường trong bụng mẹ có thể ảnh hưởng đến bệnh ung thư vú như thế nào về sau. Chúng ta cần có các nghiên cứu tiếp", Santos Silva nói.

Điều quan trọng là tất cả các phụ nữ cần cảnh giác với căn bệnh này trong suốt cuộc đời và chấp nhận các lời khuyên nên đi khám định kỳ.

T. An (theo BBC)

Gửi câu hỏi tư vấn tại đây hoặc về [email protected]
 
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]