Vậy là bạn sử dụng quạt chưa đúng cách.
Khi sử dụng quạt máy, luồng gió trực tiếp thổi vào cơ thể bạn, từ đó bề mặt da trên cơ thể bị bố hơi nước liên tục, do cơ thể bị thiếu nước nên nhiệt bên trong, bề mặt da lại giảm nhiệt, lỗ chân lông mở tạo cửa ngõ cho gió đi vào, lạnh gây ứ đọng các chất độc gây đau, mỏi cho cơ thể.
Đối với trẻ em, tuyệt đối không thốc thẳng quạt vào người trẻ khi ngủ - nhất là với tốc độ cao rất dễ gây ra viêm họng cho trẻ. Cần tạo luồng gió từ quạt giống với gió tự nhiên nhất. Ngày nay, có nhiều loại quạt điện trên thị trường có chế độ này.
Cần sử dụng quạt đúng cách để bảo vệ sức khỏe cả nhà
Một thói quen hàng ngày nữa là bật quạt trong phòng điều hòa. Bản thân điều hòa đã làm cho độ ẩm trong phòng giảm xuống thế nên để tránh bị hiện tượng mất nước nhanh. Không để hướng gió trực tiếp vào người mà nên hướng quạt ra xa hơn và bật quạt ở tốc độ thấp.
Thói quen dùng quạt đúng cách:
1. Dùng quạt trong thời gian ngắn
Sẽ tốt hơn nếu chúng ta chỉ dùng quạt làm mát trong vòng 10 đến 20 phút, sau đó đi tắm hoặc lau mát người. Không nên phơi cơ thể trực tiếp dưới quạt điện lâu hơn “ngưỡng” thời gian đó nhất là với trẻ em. Ngủ buổi tối nên cho tootcs độ quạt thay đổi liên tục và uống thật nhiều nước bổ sung lượng nước bị mất đi.
2. Không quạt trực tiếp vào người
Nhiều người có thói quen đặt quạt điện sát người, cho xối thẳng gió quạt vào người, thậm chí không đổi hướng trong thời gian dài. Việc này tưởng là giúp cơ thể đón nhận luồng khí mát nhiều hơn, nhưng thực tế lại rất có hại cho sức khoẻ.
Ở vùng da được quạt thổi vào, mồ hôi bốc hơi nhanh sẽ khiến nhiệt độ ngoài da giảm xuống rõ rệt, còn phần da không có gió, mồ hôi bốc hơi chậm, nhiệt độ ngoài da tương đối cao. Sự chênh lệch này làm cho sự tuần hoàn máu và bài tiết mồ hôi bị mất cân bằng, dễ dẫn đến tình trạng cơ thể bứt rứt khó chịu, đau đầu, thậm chí choáng váng.
Để lưu thông khí trong nhà và tránh gió, không nên để quạt trực tiếp vào người mà có thể quạt vào tường để hắt gió ra. Cố gắng tạo ra gió giống với tự nhiên lưu thông trong phòng.
3. Không bật quạt tốc độ cao, đặc biệt là vào ban đêm
Vận tốc gió càng cao càng làm cho mồ hôi trên da bốc hơi nhanh. Vì thế không nên bật quạt hết công suất, chỉ cần dùng ở tốc độ vừa phải để tạo làn gió nhẹ đủ để cơ thể cảm thấy dễ chịu là được.
4. Vị trí đặt quạt tránh để quạt ở khoảng cách quá gần đầu hoặc chân, không để quạt hoặc máy lạnh hướng vào vùng cổ gáy.Sự chênh lệnh về nhiệt độ cơ thể ở vùng được quạt trực tiếp và vùng khác có thể lên đến 3 độ C gây ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu và bài tiết mồ hôi. Lúc này đòi hỏi các cơ quan trong cơ thể phải điều chỉnh hoạt động để lấy lại sự cân bằng cho cơ thể nên sẽ gây ra cảm giác mệt mỏi, khó chịu. Lời khuyên cho những người có thói quen dùng quạt: Nên để quạt càng xa cơ thể càng tốt, tốt nhất nên để cách xa 2 mét.
Ngoài ra, dối với quạt tường, vị trí lắp đặt không nên quá cao vì sẽ giảm hiệu quả làm mát, cũng không lắp quá thấp làm giảm phạm vi làm mát của quạt. Ngoài ra, sử dụng chức năng xoay đảo hướng để gió làm mát đều khắp phòng hơn là cùng bật nhiều quạt một lúc, vừa tiêu tốn điện năng, vừa quá nhiều luồng gió dịch chuyển trong phòng sẽ không hiệu quả.
Quạt treo tường cần đặt ở vị trí hợp lý
5. Hạn chế bật quạt khi ngủ
Khi cơ thể ngủ, hoạt động của các cơ quan nội tạng, kể cả hệ miễn dịch cũng ở trạng thái nghỉ ngơi. Nếu “phơi” mình dưới gió quạt trong trạng thái không được bảo vệ, cơ thể bạn sẽ dễ bị cảm, sổ mũi, đau cổ họng…
Thời gian ngủ trưa khi mà nhiệt độ ngoài trời tăng cao nên dùng rèm, lưới để che chắn nắng cho ngôi nhà, giảm bớt lượng nhiệt xâm nhập vào nhà thì quạt mới phát huy tác dụng. Nếu không có thiết bị che thì nên đóng cửa. Cuối giờ chiều, khi nắng dịu bớt, hơi nóng cũng giảm dần thì cần mở cửa để khí tươi tràn vào nhà, tạo ra sự lưu thông không khí khi dùng quạt.