Nguy hại cho cả mẹ và con khi bà bầu béo phì

Bà bầu béo phì thường phải trải qua một thai kỳ với nhiều bệnh lý, một ca sinh có nguy cơ tai biến cao và một đứa bé khi sinh ra có cân nặng bất hợp lý và nhiều nguy cơ bệnh tật đi kèm.

15.606

Bà bầu béo phì và những biến chứng nguy hiểm

VnExpress dẫn tin theo Boldsky, hầu hết phụ nữ đều có xu hướng bị béo phì trong thai kỳ. Béo phì không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn làm gia tăng các biến chứng trong thời gian mang thai. Dưới đây là những ảnh hưởng của béo phì tới thai kỳ của bạn:

Các biến chứng thai kỳ

Một số biến chứng phổ biến nhất của béo phì trong thai kỳ là tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp, tiền sản giật, sinh mổ và không thay đổi trọng lượng sau sinh.

Ảnh hưởng tới thai nhi

Béo phì không chỉ đe dọa sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng tới sự sống và sự phát triển của thai nhi.

Sinh non

Đây là một trong những ảnh hưởng lớn nhất của béo phì tới thai kỳ. Béo phì trong thời gian mang thai có thể dẫn tới tăng nguy cơ có cơn co sớm và sinh non.

Chết non

Đối phó với bệnh béo phì thai kỳ có thể là khó khăn nhưng cần thiết vì nó gây ra mối đe dọa lớn với thai nhi như đứa trẻ sinh ra dễ bị chết non.

Trẻ bị béo phì

Khoa học đã chỉ ra rằng trẻ có mẹ bị béo phì trong thai kỳ có nhiều khả năng hơn bị béo phì trong thời thơ ấu và niên thiếu.

Các bất thường bẩm sinh

Các dị tật ống thần kinh dễ xảy ra ở phụ nữ béo phì hơn, khiến cho trẻ dễ bị các khuyết tật bẩm sinh hơn.

Khó phát hiện dị tật ở trẻ

Chẩn đoán hình ảnh không thể phát hiện ra những bất thường mà trẻ có thể bị trong trường hợp mẹ bị béo phì.

Tiểu đường thai kỳ

Phòng tránh tiểu đường thai kỳ là rất cần thiết vì gần như tất cả các thai phụ béo phì có thể bị tiểu đường thai kỳ trong thời gian mang thai và do đó cũng bị tăng nguy cơ tiểu đường trong tương lai.

Tăng huyết áp

Tăng huyết áp thai kỳ là thường gặp nhất ở những thai phụ bị béo phì.

Tiền sản giật

Tiền sản giật được đặc trưng bởi tăng huyết áp và các bất thường ở cơ quan khác như suy giảm chức năng thận. Vì vậy cần phòng tránh béo phì thai kỳ để tránh nguy cơ tiền sản giật từ đó có thể đe dọa sự sống của cả mẹ và con.

Sảy thai tự nhiên

Sảy thai là ảnh hưởng rất phổ biến của béo phì trong thai kỳ. Ngoài ra các phương pháp điều trị hỗ trợ sinh sản bằng thụ tinh trong ống nghiệm cũng cho thấy ít cải thiện hơn trong những trường hợp này.

Sinh non hoặc sinh già tháng

Béo phì còn có thể khiến thai kỳ kéo dài hoặc kết thúc sớm vì có cơn co sớm.

Kháng thuốc

Béo phì có thể dẫn tới tình trạng kháng thuốc như kháng thuốc gây tê ngoài màng cứng

Nhiễm trùng

Béo phì thai kỳ thường gây ra các nhiễm trùng đường tiểu thường xuyên. Ngoài ra còn tăng nguy cơ sinh mổ.

Khó dự đoán trọng lượng thai nhi

Các bác sĩ thấy rằng rất khó để dự đoán cân nặng của thai nhi do béo phì, vì vậy càng tăng thêm các biến chứng.

Nhịp tim của thai nhi

Thiết bị dùng theo đo tim thai sẽ không thể phát hiện chính xác nhịp tim của thai nhi ở các mẹ béo phì.

Gây mê

Cần thực hiện các loại hình gây mê khác nhau cho phụ nữ béo phì như gây mê tủy sống.

Sinh mổ

Phụ nữ béo phì khi mang thai có thể phải đối mặt với nguy cơ lớn hơn sinh mổ hoặc những biến chứng khi sinh qua ngả âm đạo.

(Ảnh minh họa)

Chia sẻ trên Báo điện tử Người lao động, BS Trần Ngọc Hải, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp BV Từ Dũ cho biết, nhiều người cứ nghĩ ăn nhiều là để dưỡng thai, để cho con to nhưng thực ra ý nghĩa đúng của “dưỡng” vẫn là chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, giúp cho sự tuần hoàn, trao đổi chất mẹ - con được đầy đủ nhất thì mới thực sự tốt cho em bé.

Dù ăn đến mức độ nào thì trong cơ thể người luôn có những hằng số sinh học, quá mức thì cũng bị đào thải ra ngoài chứ không phải cứ ăn vô là vào hết thai. Nếu ăn quá nhiều, cơ thể không đủ sức đào thải sẽ thành bệnh lý, ví dụ làm đường huyết tăng lên thì bị tiểu đường.

Hầu hết các thai phụ có cân nặng quá khổ này đều phải trải qua một thai kỳ với nhiều bệnh lý, một ca sinh có nguy cơ tai biến cao và một đứa bé khi sinh ra có cân nặng bất hợp lý và nhiều nguy cơ bệnh tật đi kèm.

BS Dương Phương Mai - Phó Giám đốc Y khoa BV Phụ sản Quốc tế Sài Gòn giải thích, trường hợp đầu tiên có thể xảy ra là em bé bị to quá mức. To quá nếu sinh thường thì sẽ bị sang chấn, còn nếu sinh mổ - nhất là khi bà mẹ quá cân hay bị tiểu đường, cao huyết áp thai kỳ - thì người mẹ sẽ phải đối diện với nhiều nguy cơ như mọi bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp khác khi phẫu thuật.

Những em bé “quá khổ” này cũng có nguy cơ sớm mắc các bệnh lý về chuyển hóa, thậm chí là ngay từ giai đoạn sơ sinh và nhiều bé to con nhưng thực ra cũng không khỏe.

Ngược lại, nhiều cháu bé khác lại suy dinh dưỡng, phần vì mẹ ăn nhiều nhưng không cân đối các thành phần nên vẫn thiếu dinh dưỡng (chỉ ăn ngọt hoặc chỉ ăn mặn...), phần vì bệnh lý, ví dụ như huyết áp thất thường, khiến dinh dưỡng qua nhau thai không ổn định và ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé.

Theo BS Dương Phương Mai - Phó Giám đốc Y khoa BV Phụ sản Quốc tế Sài Gòn, một người có chỉ số cơ thể (BMI) ở mức bình thường thì mức tăng cân hợp lý là khoảng 3 kg vào 3 tháng đầu thai kỳ, 6 kg vào 3 tháng giữa và 3 kg vào 3 tháng cuối; khẩu phần ăn nên đủ thành phần như bột đường, đạm, chất xơ, chất béo...

Nếu trước khi mang thai mà thể trạng quá gầy hoặc thừa cân thì nên nhờ bác sĩ tư vấn về chế độ ăn uống và kiểm soát cân nặng. Trường hợp lỡ tăng cân quá nhiều, thai phụ cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cân bằng lại chế độ ăn, tuyệt đối không tự tiện ăn kiêng hoặc cố làm giảm cân khi đang mang thai, vì điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé, nhất là về não bộ cho dù đã vào giai đoạn cuối thai kỳ.

Thuốc tham khảo:

- Bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết cho phụ nữ trong thời kì mang thai.
- Giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng cho người mẹ, thai nhi phát triển khỏe mạnh.
- Tác dụng hỗ trợ an thai, phòng chống động thai, ốm nghén khi mang thai.

Thùy Linh

Nên đọc

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]